028 6270 7208 – 0908 587 016 | Mr. Khanh
thangmayphunghoang@gmail.com

6 tiêu chuẩn thang máy tại Việt Nam (TCVN) cần biết trước khi mua

Với sự phát triển và hiện đại hóa không ngừng như hiện tại, càng ngày càng có nhiều gia đình có nhu cầu lắp đặt thang máy trong nhà để phục vụ cho việc di chuyển được tiện lợi và nhanh chóng hơn, bên cạnh đó cũng là để thể hiện sự hiện đại, sang trọng của ngôi nhà. Chính bởi nhu cầu này mà những sản phẩm thang máy đã được sản xuất với số lượng lớn hơn để các hộ gia đình có thể dễ dàng tiếp cận. Nhưng để có thể lắp được một thang máy vừa đẹp vừa chất lượng thì đầu tiên bạn cần nắm được 6 tiêu chuẩn thang máy trước khi mua.

Những tiêu chuẩn thang máy TCVN

Lắp đặt một thang máy cho gia đình không phải là một việc khó khăn vì tất cả công việc khó khăn đã có đội ngũ nhân viên từ các công ty lắp đặt chuyên nghiệp như thang máy Phụng Hoàng phụ trách thi công. Tuy nhiên thang máy sử dụng trong nhà sẽ không giống với các loại thang máy sử dụng ở những nơi công cộng chúng ta vẫn thường hay sử dụng như tại các trung tâm thương mại, văn phòng, bệnh viện,… Vì vậy các bạn nên nắm được các tiêu chuẩn sau đây đề thang máy để có sự lựa chọn hoàn hảo cho ngôi nhà của mình.

Thang máy gia đình

TCVN 6396-28:2013 

Tiêu chuẩn 6396-28:2013 (Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy) là một trong những tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng mà bạn không thể nào bỏ qua được. Bộ tiêu chuẩn này gần như bao hàm tất cả các vấn đề quan trọng về thang máy. Cụ thể:

– TCVN 6395:2008: yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt áp dụng cho thang máy điện.

– TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998): yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt áp dụng cho thang máy thủy lực

– TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000): bao gồm các yêu cầu an toàn cần phải có liên quan đến cấu tạo và lắp đặt cho các thang máy 

– TCVN 6396-28:2013: Phần 28: áp dụng với thang máy chở người và thang chở người và hàng, nội dung về việc báo động từ xa trên thang máy

– TCVN 9396-58:2010: Phần 58: Thử khả năng chịu lửa của cửa tầng thang máy.

– TCVN 6396-70:2013: Phần 70: Nói về khả năng tiếp cận thang máy của tất cả mọi người người có bao gồm người khuyết tật khi sử dụng.

– TCVN 6396-71:2013: Phần 71: khả năng chống phá hoại khi sử dụng của thang máy.

– TCVN 6396-72:2010: Phần 72: Thang máy chữa cháy như thế nào.

– TCVN 6396-73:2010: Phần 73: Trạng thái của thang máy chở người và thang máy trong trường hợp có cháy xảy ra.

– TCVN 6396-80:2013: Phần 80: Yêu cầu về cải tiến an toàn cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng.

TCVN 6395:2008 – Tiêu chuẩn áp dụng cho thang máy gia đình 

Đây là tiêu chuẩn bạn tuyệt đối không thể bỏ qua khi tham khảo bởi vì nó là bộ tiêu chuẩn duy nhất liên quan đến thang máy gia đình. Nội dung chính của bộ tiêu chuẩn này là thang máy điện và hầu hết các tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề như cấu tạo và lắp đặt, độ nghiêng, độ thẳng đứng và diện tích của thang,…

Bám sát theo bộ tiêu chuẩn này sẽ đảm bảo được các bước lắp đặt cũng như vận hành thang máy được hiệu quả nhất và đặt biệt là đảm bảo yếu tố an toàn luôn được tốt nhất.

6 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về thang máy Phụng Hoàng
Đảm bảo yếu tố an toàn luôn được tốt nhất

TCVN 6905: 2001 – Áp dụng với thang thủy lực

Tiêu chuẩn này chủ áp dụng đối với các dòng thang máy sử dụng công nghệ thủy lực, nội dung thì tập trung vào các phương pháp thử về các yêu cầu an toàn và được quy định trong các trường hợp:

  • Sau khi lắp đặt xong
  • Sau khi cải tạo
  • Sau khi xảy ra tai nạn và được khắc phục
  • Khi giấy phép sử dụng thang máy hết hạn
  • Theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Tiêu chuẩn TCVN 6904: 2001 – Áp dụng cho thang máy điện

Khi áp dụng tiêu chuẩn này, khách hàng sẽ thực hiện thử tính an toàn của thang ở nhiều thời điểm khác nhau như sau:

  • Sau khi lắp đặt xong
  • Sau khi cải tạo
  • Sau khi xảy ra tai nạn và được khắc phục
  • Khi giấy phép sử dụng thang máy hết hạn
  • Theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Khi có nhu cầu lắp đặt thang máy gia đình thì nên đặc biệt chú trọng vào thử các yêu cầu về an toàn ở giai đoạn sau khi lắp đặt vì đây là thời điểm thang máy chưa có sự cố nào, nếu giai đoạn này được thực hiện tốt chắc chắn hiệu năng cũng như độ an toàn của thang máy sẽ được lâu dài.

TCVN 5866: 1995

Thang máy – Cơ cấu an toàn cơ khí, đây là tiêu chuẩn về an toàn thang máy vô cùng quan trọng trong quá trình lắp đặt thang máy. Tiêu chuẩn này bao gồm các quy định về kỹ thuật thông qua các yêu cầu đối với:

  • Bộ khống chế vận tốc của cabin
  • Cơ cấu hãm bảo hiểm của cabin
  • Giảm chấn và cữ chặn cabin
  • Khóa tự động của cửa tầng

Những quy định trên đều nhằm đảm bảo tối đa về sự an toàn cho người sử dụng và tránh những rủi ro có thể phát sinh.

6 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về thang máy cần biết
An toàn cho người sử dụng và tránh những rủi ro

TCVN 5744: 1993 – An toàn trong lắp đặt và sử dụng

Bộ tiêu chuẩn được ban hành từ năm 1993 áp dụng đối với loại thang máy có dẫn động điện. Bao gồm những thông số cơ bản nhất về tiêu chuẩn an toàn của thang máy. Đối tượng của tiêu chuẩn này bao gồm: thang máy chở người, chở hàng, chở giường trong bệnh viện, chở hàng hóa có người kèm theo và thang chỉ dùng để chở hàng cùng với điều khiển ngoài cabin.

Những quy định này bao gồm:

  • Điều kiện để lắp đặt thang máy đối với các thang nhập khẩu và liên doanh
  • Các yêu cầu đổi với những đơn vị lắp đặt
  • Các vấn đề an toàn trong thi công và lắp đặt
  • Quy tắc nghiệm thu công trình lắp đặt và cách sử dụng

Trên đây là 6 tiêu chuẩn Việt Nam về thang máy mà bạn cần phải biết trước khi mua. Nếu bạn còn hoang mang về các bộ tiêu chuẩn này thì hãy liên hệ với thang máy Phụng Hoàng để được tư vấn các giải pháp tối ưu nhất cho ngôi nhà của bạn.

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon