028 6270 7208 – 0908 587 016 | Mr. Khanh
thangmayphunghoang@gmail.com

Thang máy vẫn là sân chơi của hàng ngoại

Vào tháng 6/2010, Công ty Sông Đà Thăng Long đã đầu tư 20 triệu USD cho một hệ thống thang máy của Mitsubishi (gồm 54 thang máy, 24 thang cuốn) cho tổ hợp trung tâm thương mại – chung cư cao cấp Usilk City tại Hà Nội. Ba tháng sau, công ty tiếp tục bỏ ra 7 triệu USD cho hệ thống vỏ bọc titan cả phía trong và ngoài hệ thống. Với thông tin này đã giúp khu tổ hợp chung cư Usilk City được đông đảo nhà đầu tư và khách hàng biết đến. Đây là lần đầu tiên một dự án bất động sản coi trọng việc đầu tư hệ thống thang máy.

Ngoại đủng đỉnh

Khoảng 15 năm trước, thị trường thang máy Việt Nam đã bắt đầu hình thành và hiện tại đã có không dưới 100 công ty thành lập liên quan đến lĩnh vực này, nhưng chủ yếu vẫn là gia công và lắp đặt. Chiếm phần nhiều là các nhãn hiệu nước ngoài như thang may Mitsubishi, Hitachi, Nippon (Nhật); Sanei (Trung Quốc); Hyundai, Thyssen Dongyang (Hàn Quốc); Schindler (Thụy Sĩ); Otis (Mỹ).

Thang máy Mitsubishi

Theo thống kê mới nhất của Bộ Xây dựng, hơn 70% loại thang máy nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay không phải là nhãn hiệu nổi tiếng, giá trị không cao nhưng mẫu mã đẹp, vận hành êm và ổn định. Tuy nhiên, giá luôn cao gấp đôi so với sản phẩm Việt Nam, trung bình từ 40.000-45.000 USD/thang (sức chứa 10 người, 10 điểm dừng tức khoảng 10-12 tầng), có những bộ tới 100.000 USD. Trong khi sản phẩm nội chỉ từ 300-400 triệu đồng/thang. Sản phẩm được chuộng nhất là của Nhật và Hàn Quốc vì phù hợp với điều kiện khí hậu nóng, độ ẩm cao tại Việt Nam.

Ngoài thiết kế phù hợp, để thâm nhập thị trường Việt Nam, các nhãn hiệu thang máy nước ngoài đều đi theo cách tìm kiếm đối tác trong nước để kết hợp thế mạnh công nghệ – tài chính của mình với sự am hiểu thị trường bản địa của doanh nghiệp trong nước. Nếu như Otis, Schindler thực hiện liên doanh thì Mitsubishi lại chỉ định đại lý phân phối độc quyền. Theo họ, đó là cách để bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình không bị biến dạng, lấy được lòng tin của các nhà đầu tư.

Ở các khu nhà ít tầng, sản phẩm thang máy của Mitsubishi đặc biệt chiếm ưu thế nhờ hoạt động mạnh của đối tác tại Việt Nam, chiếm 40% thị trường và liên tục dẫn đầu. Otis và Schindler chưa khai thác được phân khúc này.

Tuy vậy, thang may đại thành nhãn hiệu ngoại vẫn nhỉnh hơn. Do lĩnh vực xây dựng tại các thị trường truyền thống đang giảm nên họ đẩy mạnh sang lĩnh vực bảo trì và nâng cấp thiết bị mới. Để giữ chân ở mảng sản xuất, họ đã thâm nhập vào thị trường các nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, nơi Việt Nam đang được đánh giá là tiềm năng nhất, với 2 phân khúc nhà cao tầng (từ 15 tầng trở lên) và thấp tầng (từ 15 tầng trở xuống). Hơn nữa, lượng tiêu thụ dự tính sẽ tăng lên trong vài năm tới, 10.000-15.000 thang/năm, nhờ nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và nhất là nhà cao tầng được xem là điểm nhấn trong quy hoạch đô thị ở Hà Nội. TP.HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng.

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon